Tâm lý muốn biết kết quả phỏng vấn nhanh chóng là điều hoàn toàn bình thường. Điều này này cũng thể hiện tâm lý cầu thị và bạn mong muốn được làm công việc này. Vì thế, nếu chưa thấy nhà tuyển dụng phản hồi kết quả thì hãy viết mail để hỏi ngay nhé. Tuy nhiên, khi viết email bạn cần khéo léo để không khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn khiếm nhã hay nóng vội. Tham khảo ngay cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn cực hay và thiện cảm dưới đây.
Lúc nào thì nên viết mail hỏi kết quả phỏng vấn?
Khi hỏi kết quả phỏng vấn bạn nên chọn thời điểm thích hợp, không hỏi quá sớm hay quá muộn sau khi kết thúc phỏng vấn. Nếu viết quá sớm, sau 5 – 7 ngày kể từ ngày phỏng vấn có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu kiên nhẫn và nóng vội. Nhưng nếu viết quá muộn, khoảng 1 tháng sau khi phỏng vấn kết thúc thì có thể nhà tuyển dụng đã quên bạn, thậm chí họ còn đang tuyển một đợt mới.
Vì thế, khi viết mail hỏi kết quả phỏng vấn cần chọn thời điểm thích hợp để giúp thể hiện sự thông minh, tinh tế của bạn. Thời điểm tốt nhất là khoảng 2 tuần sau buổi phỏng vấn. Nếu doanh nghiệp bạn chọn có số lượng ứng viên lớn thì bạn nên kiên nhẫn hơn, đợi khoảng 3 tuần mới nên viết mail.
Cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn hiệu quả
Đặt tiêu đề
Đây là phần đầu tiên người nhận thư sẽ đọc được nên bạn cần đảm bảo tiêu đề phải ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, đúng trọng điểm. Nếu tiêu đề mail không rõ ràng nhà tuyển dụng có thể sẽ bỏ qua và không đọc.
Khi viết tiêu đề mail hỏi kết quả phỏng vấn bạn cần đảm bảo có những nội dung sau: Nội dung chính của email, họ tên và mã số ứng tuyển, vị trí, ngày phỏng vấn. Thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ tìm hồ sơ ứng viên hơn.
Lời chào đầu thư
Lời chào đầu thư thể hiện sự tôn trọng với người nhận. Khi viết, nếu bạn biết người nhận là ai thì bạn nên viết rõ thay vì chào chung chung. Một số cách mở đầu thư thường được sử dụng như: Kính gửi, kính chào, dear,…. Đây là lời chào đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng mực ghi gửi cho nhà tuyển dụng.
Trường hợp không chắc ai là người sẽ gửi kết quả phỏng vấn, bạn có thể gửi lời chào đến người đã gửi mail mời bạn phỏng vấn trước đó. Họ sẽ giúp bạn chuyển đến bộ phận liên quan.
Khơi gợi thông tin buổi phỏng vấn
Trước khi bắt đầu câu chuyện, bạn nên gợi cho nhà tuyển dụng nhớ đến thông tin của bạn một lần nữa. Hãy trình bày đủ các thông tin như: Tên ứng viên, vị trí ứng tuyển, thời gian phỏng vấn,… Đồng thời đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn trước đó.
Hỏi kết quả
Phần này bạn trình bày mục đích viết email của mình là gì. Đồng thời, có thể thêm 1 – 2 câu nói về sự quan tâm của mình với vị trí công việc này. Điều này sẽ giúp tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng và cũng khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Khi viết, nên cân nhắc sử dụng những câu từ nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cũng cần sự trang trọng, đúng mực.
Bổ sung thêm nội dung phỏng vấn
Trong khi phỏng vấn bạn có thể quên nhắc đến một vài kỹ năng hay lợi thế nào đó của mình. Vậy hãy trình bày ngay tại email này để làm nổi bật hồ sơ của mình hơn. Qua đó, nhà tuyển dụng cũng thấy được sự nhiệt huyết và sẵn sàng của mình với công việc.
Gửi lời chúc
Sau khi trình bày thắc mắc của mình, bạn nên có thêm một lời chúc cuối thư. Như vậy sẽ giúp bạn ghi điểm dễ hơn với nhà tuyển dụng, thể hiện được bạn là người lịch sự, hòa đồng và mong muốn nhận được phản hồi sớm từ nhà tuyển dụng.
Lời chào cuối thư và ký tên
Cuối thư, bạn hãy gửi lời chào kèm chữ ký cá nhân. Đồng thời cần thêm các thông tin như: email, số điện thoại, mạng xã hội,… để nhà tuyển dụng có thể liên lạc nhanh chóng khi cần.
Một số lưu ý khi viết mail hỏi kết quả phỏng vấn
Khi viết email hỏi kết quả phỏng vấn bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, câu từ trôi chảy sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được sự tỉ mỉ, tinh tế của bạn và cũng khiến người đọc thấy thoải mái hơn.
- Nội dung đúng trọng tâm, không lan man, dài dòng.
- Thể hiện được sự nhiệt huyết với công việc, cho nhà tuyển dụng thấy được thiện chí làm việc từ bạn.
- Câu từ lịch sự, chân thành, không quá nóng vội.
- Nên có lời cảm ơn cuối thư để cảm ơn họ đã dành thời gian để đọc thư của bạn. Điều này sẽ giúp bạn trở nên lịch sự hơn và họ cũng cảm thấy được tôn trọng.
- Kiểm tra kỹ địa chỉ gửi email để đảm bảo không có sai sót.
- Không thể hiện thái độ tiêu cực, gay gắt trong thư.
- Không dùng icon thể hiện cảm xúc khi viết thư, đặc biệt là những thư cần tính nghiêm túc.
- Đừng quên để lại chữ ký của mình cuối thư để tăng tính chuyên nghiệp.
Mẫu viết mail hỏi kết quả phỏng vấn hiệu quả
Dưới đây là một số mẫu mail hỏi kết quả phỏng vấn bạn có thể tham khảo:
Tiêu đề : HỎI THĂM KẾT QUẢ PHỎNG VẤN : RE : Vị trí Nhân viên kinh doanh – Ứng viên Nguyễn Văn A
Kính gửi : Anh Lê Văn B – Chuyên viên tuyển dụng công ty TNHH ABC
Tôi tên là Nguyễn Văn A, vào thứ sáu tuần qua (ngày …/…/…), tôi có tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp tại công ty với vị trí ứng tuyển Nhân viên kinh doanh.
Buổi phỏng vấn đã trôi qua hơn một tuần nhưng tôi vẫn chưa nhận được kết quả phỏng vấn từ quý công ty. Tôi rất quan tâm đến tình trạng ứng tuyển của mình nên hôm nay, tôi gửi mail này đến anh với mong muốn nhận được sự hồi âm.
Trong quá trình phỏng vấn, tôi đã thể hiện năng lực cùng kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, cùng với đó là tinh thần làm việc nhiệt huyết. Bên cạnh đó, tôi từng là nhân viên đạt doanh số cao nhất trong năm 2019 tại công ty cũ.
Tôi nhận thấy bản thân rất phù hợp với tiêu chí công ty đặt cho ứng viên tại vị trí Nhân viên kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu công ty đã tìm được người phù hợp, vui lòng hồi âm mail cho tôi biết.
Nếu Anh và quý công ty cần thêm thông tin gì, vui lòng liên hệ với tôi qua số điện thoại …. Hoặc email ….., tôi sẽ nhanh chóng hồi âm.
Tôi chân thành cảm ơn và kính chúc Anh cùng quý công ty nhiều sức khỏe, công tác tốt.
Trân trọng !
Nguyễn Văn A
Điện thoại / Zalo :
Skype :
Email :
Mẫu email hỏi kết quả phỏng vấn 1
Mẫu email hỏi kết quả phỏng vấn 2
Trên đây là hướng dẫn cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.
Tôi là Lê Tùng Vinh – Một thanh niên trẻ tại thành phố Hà Nội, có niềm đam mê với lĩnh vực công nghệ thông tin. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu công nghệ, tôi đã luôn có sự tò mò và ham muốn khám phá về các thiết bị điện tử và máy tính từ nhỏ. Đọc tiếp